Được xây dựng với sự giao thoa hai lối kiến trúc Á – Âu. Cung An Định là tòa lâu đài nguy nga, tráng lệ nằm giữa lòng xứ Huế mộng mơ. Đây là công trình kiến trúc khác biệt nhất so với quần thể di tích cố đô Huế. Công trình này là đại diện tiêu biểu cho trường phái kiến trúc tân – cổ điển Việt Nam vào đầu thế kỉ 20.
1. Đôi nét về cung An Định
Cung An Định được xây dựng vào năm 1917, trước đây còn có tên gọi là phủ Phụng Hóa. Đây là công trình kiến trúc độc đáo dưới triều Nguyễn, mang phong cách châu Âu kết hợp trang trí truyền thống cung đình.
Dưới triều Hoàng Đế Khải Định (1916-1925) và Bảo Đại (1926-1956), đây là nơi tổ chức các lễ tiếp tân, lễ khánh hỷ của hoàng gia với sự tham dự của các vị đình thần và các vị quan chức.
Sau đó, do sự tàn phá của chiến tranh công trình này đã bị hủy hoại. Phải vào năm 2002, Cung An Định được chuyển giao cho trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế quản lý và được trùng tu để trả lại vẻ đẹp vốn có của tòa lâu đài tráng lệ.
2. Di chuyển đến cung An Định
Cách trung tâm thành phố Huế tầm 2km, cạnh bên dòng sông An Cựu, cung An Định tọa lạc ở 97 Phan Đình Phùng, Phú Nhuận, thành phố Huế
Vì vị trí nằm cách trung tâm thành phố không xa, nên việc di chuyển đến cung An Định khá thuận lợi, bạn có thể lựa chọn phương tiện cá nhân, taxi, hay xích lô… tùy sở thích.
3. Lối kiến trúc độc đáo của cung An Định
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, đến nay cung An Định chỉ còn lại 3 công trình kiến trúc còn nguyên vẹn đó là Cổng chính, đình Trung Lập và lầu Khải Trường. Công trình này thuộc quần thể di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới.
3.1 Cổng chính
Cổng chính cung An Định được xây dựng theo lối tam quan, hai tầng, được trang trí bằng sành sứ đắp nổi rất công phu. Các họa tiết trang trí là những hình ảnh quen thuộc với văn hóa phương Đông như rồng, phượng, hổ…Phần đỉnh mái cổng được gắn viên trân châu rất lớn – được xem là biểu tượng truyền thống.
3.2 Đình Trung Lập
Bước vào cổng chính, đó là Đình Trung Lập. Công trình này có kết cấu hình bát giác. Mái đình được cấu tạo theo dạng cổ lầu, chia làm 2 lớp, một lớp dưới có 8 cạnh và một lớp trên có 4 cạnh và được đắp nổi 12 con rồng với ngụ ý bay xa “bốn phương tám hướng”, đình được xây nền rất cao so với mặt đất.
Điểm nhất của đình Trung Lập là bức tượng đồng của vua Khải Định với tỷ lệ hoàn hảo so với người thật được đúc vào năm 1920.
3.3 Lầu Khải Tường
Đây chính là công trình kiến trúc chính của cung An Định, Lầu Khải Tường được chính Vua Khải Định đặt tên với ý nghĩa “nơi khởi phát điềm lành”.
Nơi đây được ví như tòa lâu đài nguy nga, được trang trí những chi tiết hoa văn vô cùng công phu, tỉ mỉ. Lầu được chia làm 3 tầng trong đó tầng 1 nổi bật với 6 bức mô tả cảnh thật của 5 lăng tẩm Huế, đó là: Lăng Đồng Khánh, lăng Tự Đức, lăng Thiệu Trị, lăng Minh Mạng và lăng Gia Long.
Nhìn chung, công trình này có lối kiến trúc theo mô típ Roman cận đại, xen lẫn với các hoa văn truyền thống như phượng, rộng, bát bửu,… tổng quan tạo nên một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, vừa mang nét hiện đại của châu Âu, vừa thể hiện cái hồn của văn hóa phương Đông.
4. Những điều thú vị tại cung An Định
4.1 Cung An Định và nỗi niềm của Nam Phương Hoàng Hậu
Công trình này đã gắn gó với nhân vật đặc biệt là Hoàng Hậu Nam Phương – Người phụ nữ có tài, có sắc nổi tiếng nhất xứ An Nam bấy giờ.
Với diện mạo toát lên vẻ thanh cao, cùng lòng nhân hậu, bà nhanh chóng lọt vào mắt của vua Bảo Đại, sau đó lên ngôi hoàng hậu. Nhưng cuộc hôn nhân của bà đã trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió. Với đức tính khiêm nhường, hy sinh, chịu đựng cho các con, bà chọn cách im lặng và sống cùng mẹ chồng trong cung. Đến năm 1947, bà cùng các con sang định cư tại Pháp và rời bỏ nơi đã từng gắn bó này.
3.2 Góc check-in triệu view
Được là bối cảnh chính trong những MV ca nhạc hay phim điện ảnh, vẻ đẹp của cung An Định Huế đã làm xiêu lòng rất nhiều du khách đặt chân đến đây. Với kiến trúc nguy nga, cổ kính, cung An Định trở thành địa điểm check-in “thần thánh” thu hút rất nhiều bạn trẻ.
5. Những lưu ý khi tham quan cung An Định
Đến tham quan cung An Định Huế, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Không được tùy tiện dẫm đạp hay sờ lên những đồ vật xung quanh khi chưa được sự cho phép
- Đi nhẹ nói khẽ và không làm ồn trong cung
- Tuyệt đối không vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích
Có thể thấy rằng, cung An Định Huế là minh chứng cho sự kết hợp hoàn hảo giữa lối kiến trúc phương Đông và châu Âu, từ đó tạo nên một khối thống nhất đẹp mắt và rất độc đáo. Nếu có cơ hội đến với Huế, bạn nhất định không được bỏ lỡ tòa lâu đài trăm tuổi này đâu nhé. Hãy theo dõi Tam Giang Lagoon để cập nhật những tin tức hữu ích nhé.