Cố đô Huế nổi tiếng với những thành quách, lăng tẩm, di tích lịch sử, phong cảnh hữu tình bên sông Hương, núi Ngự và một đời sống văn hóa phong phú đã trở nên nổi tiếng khi đến với du lịch Huế. Bên cạnh những địa điểm du lịch đã trở nên quen thuộc này thì không thể không nhắc đến khu du lịch Chín Hầm – di tích lịch sử cách mạng ghi nhớ công ơn các chiến sĩ, đồng bào đã hy sinh cho Tổ quốc. Cùng Tam Giang Lagoon tìm hiểu về địa điểm du lịch đầy lắng đọng này nhé!
1. Đôi nét về Khu di tích Chín Hầm
Nhà giam chín hầm ở Huế thuộc địa phận ấp Ngũ Tây, làng An Cựu, xã Thủy An, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km về phía Tây nam, nằm ở dưới chân núi Thiên Thai. Đây thực sự là một “địa ngục trần gian” với những hình thức tra tấn vô cùng man rợ, rùng rợn nổi tiếng khắp cả một vùng Nam Bộ.
Những câu chuyện về Chín hầm thực sự bắt đầu sau năm 1954, sau khi Ngô Đình Cẩn đứng lên tự xưng là “Lãnh chúa miền Trung” và thi hành những chính sách cai trị bàn tay sắt đối với các lực lượng tham gia chống đối chế độ gia đình trị họ Ngô và các chiến sĩ cách mạng trung kiên.
Với mục đích ban đầu được thực dân Pháp xây dựng để làm kho chứa vũ khí, nhưng sau khi Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền thì nó được sửa chữa, gia cố, ngăn ô thành những chuồng cọp và trở thành một lò giam giữ chứa đầy tội ác man rợ bên cạnh lao xá Ty Công An, trại Tòa Khâm, trại Thừa phủ hay nhà tù Long Thọ.
2. Kiến trúc khu nhà giam Chín Hầm
Gọi là Chín Hầm nhưng thực ra chỉ có 8 hầm và 1 căn nhà gác. Đây là khu vực dự trữ kho tàng vật liệu vũ khí chiến tranh do quân đội Pháp xây dựng từ năm 1941. Các căn hầm này được phân bố trên khoảng 2/3 quả đồi, trừ hầm số 1 được xây dựng chìm sâu hẳn xuống lòng đất thì 8 hầm còn lại đều được thiết kế nổi lên 1 đến 2/3 độ cao trên mặt đất.
Hầm được cho xây dựng vô cùng kiên cố bằng bê tông cốt sắt, mỗi căn hầm như một chiếc quan tài với chiều dài khoảng 1,8m, chiều rộng khoảng 0,8m. Ở mỗi “chuồng cọp” như vậy đều có một lưới sắt được tạo bởi 16 song sắt ngang và hai thanh sắt dọc chặn phía trên đầu, một tấm ván lót sàn, một chiếc xô nhỏ để tù nhân vệ sinh, một lỗ thông hơi nhỏ cùng những dây xích và gông cùm.
3. Tìm hiểu chi tiết về các căn hầm của khu nhà giam
Các khu hầm này được phân chia theo từng đối tượng tù nhân như sau:
- Các căn hầm số 1, 6, 7, 8 là nơi giam giữ những tù nhân cộng sản, chiến sĩ chống đối chế độ Ngô Đình Diệm hay Việt cộng nằm vùng
- Căn số 3 là nơi giam cầm những thương gia giàu có nhưng bị vu oan và bắt giữ tra tấn nhằm buộc gia đình họ phải nộp tiền vàng ra để chuộc thân
- Căn số 4 là nơi bắt nhốt những người đối lập, những quan chức sĩ quan của chính quyền hiện thời không tuân theo chủ trương của Ngô Đình Cẩn
- Căn số 5 là nơi giam giữ các tăng ni, phật tử, những người có liên quan đến tôn giáo và học sinh sinh viên phản kháng lại chế độ.
- Cuối cùng, căn số 9 chính là bốt gác, là nơi tra tấn, khảo cung những tù nhân bị bắt giam.
Ngoài ra, hầm số 8 là căn hầm điển hình nhất của “địa ngục trần gian”. Ban quản lý khu di tích lịch sử đã dựng lại nguyên dạng căn hầm số 8 để khách tham quan có thể hình dung phần nào tội ác “trời không dung, đất không tha” của “tập đoàn phản động” Diệm – Nhu – Cẩn.
Theo lời của các nhân chứng kể lại, hình thức tra tấn chủ yếu được bọn cai ngục sử dụng là đóng người lên trên tường, dùng dao sắc cắt từng miếng thịt trên cơ thể, dí điện, bịt kín lỗ thông hơi… làm cho tù nhân không thể chết ngay mà phải chịu đựng cái chết gặm nhấm trong đau khổ cùng cực.
Để tưởng nhớ những chiến sĩ cộng sản anh dũng và kiên cường, những đồng bào yêu nước đã phải ngã xuống, hy sinh tại “ địa ngục trần gian”, đồng thời cũng là để ghi dấu tội ác của kẻ thù, khu nhà giam đã được công nhận là di tích văn hóa lịch sử đặc biệt cấp Quốc gia. Sau đó, cùng với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hạng mục khác của dự án như tượng đài bất khuất cùng bức phù điêu đặt dưới chân tượng đài ngay trước cổng vào khu tù ngục, sân hành lễ, nhà tưởng niệm, nhà đón tiếp cũng đã được xây dựng và đưa vào sử dụng nhằm mục đích phục vụ tham quan du lịch.
Ngày nay, khi đến tham quan khu di tích Chín Hầm – nhà biệt giam khét tiếng tàn bạo du khách được chiêm ngưỡng một phần tái hiện sự tàn khốc mà tập đoàn phản động Diệp – Nhu – Cẩn gây ra. Và thắp lên những nhánh nhang để tưởng niệm về công lao mà cha ông ta đã ngã xuống nơi đây.