Từ lâu Huế đã nổi tiếng với nhiều làng nghề truyền thống lâu đời vẫn còn được lưu giữ cho đến hôm nay. Trong đó, nổi bật nhất phải nhắc đến làng Sình – nơi lưu dấu dòng tranh dân gian. Đến tham quan làng Sình, bạn không chỉ được tận mắt chứng kiến cách tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh mà còn có cơ hội được tìm hiểu về làng nghề Việt thông qua các nghệ nhân yêu nghề sống mãi cùng thời gian.
1. Đôi nét về làng Sình:
Làng Sình là tên gọi chữ Nôm của làng Lại Ân, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, thành phố Huế. Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng chừng 9km, làng nằm ven bờ sông Hương và ngay cạnh ngã ba sông – nơi sông Hương hợp lưu với sông Bồ trước khi chảy xuôi về phía phá Tam Giang.
Ngôi làng cổ nằm ven bờ sông Hương
Ngay từ khi hình thành thì trang làng Sình có đôi nét giống với dòng tranh Đông Hồ, nhưng để phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng của người dân nơi đây các nghệ nhân đã chế tác ra các bản khắc in hình vẽ khác. Thế nên, tranh làng Sình mới nổi danh là dòng tranh thờ cúng, khác với tranh Đông Hồ dùng để trang trí.
2. Hướng dẫn đi đến làng Sình:
Từ trung tâm thành phố Huế đến làng Sình sẽ mất khoảng 20 phút di chuyển bằng xe máy. Bạn có thể đến làng Sinh theo cung đường sau: từ trung tâm thành phố Huế, bạn chạy theo chỉ dẫn của google map dọc theo đường Nguyễn Sinh Cung. Qua cầu đến chợ Nọ thì rẽ trái vào đường tỉnh 2. Chạy khoảng 3km nữa là bạn sẽ đến làng Sình. Đến địa phận làng Sình, bạn hỏi nhà nghệ nhân Kỳ Hữu Phước thì hầu hết mọi người đều biết.
3. Làng Sình có gì hấp dẫn:
- Tìm hiểu về nghề làm tranh truyền thống tại làng Sình
Khi đến làng Sình là bạn sẽ được khám phá các nét đặc trưng của một bức tranh từ mộc bản qua lời kể của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước – người cuối cùng nắm giữ bí quyết làm tranh làng Sình.
Du khách nước ngoài tìm hiểu về trang làng Sình thông qua sự giới thiệu của nghệ nhân
Loại tranh dân gian này được dùng để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân xứ Huế. Tranh từ mộc bản thường có trong các dịp lễ tết hoặc cúng bái. Sau khi cúng xong thì tranh sẽ được đem đi đốt để hóa cho tổ tiên. Tranh Sình được in trên các khổ giấy dó. Các khuôn mộc bản được làm từ gỗ mít, gỗ thị hoặc gỗ kền để tạo được đường nét rõ nhất. Sau khi in xong thì sẽ tiếp tục tô lại bằng màu được điều chế từ màu lá cây, tro, gạch, vỏ sò.
- Trải nghiệm tự tay tạo nên những bức tranh độc đáo
Ngoài tìm hiểu về làng nghề làm tranh dân gian từ mộc bản, du khách còn được thử sức tự tay làm ra một bức tranh độc đáo của riêng mình. Bạn sẽ dùng dùng mực màu đen phết lên bản mộc, dùng giấy dó in lên và đem phơi tranh cho khô mực. Sau đó, các nghệ nhân sẽ hướng dẫn bạn dùng các loại màu tô lên tranh.
Nhiều du khách ghé thăm làng Sình trải nghiệm tự tay tạo nên những bức tranh
Đây là trải nghiệm độc đáo được rất nhiều du khách thích thú, đặc biệt là du khách nước ngoài. Hoạt động này góp phần quảng bá du lịch, giữ gìn, phát triển làng nghề truyền thống.
- Tham gia lễ hội vật làng Sình
Vào mồng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người dân xã Phú Mậu lại tổ chức lễ hội vật làng Sình. Đây là nét đẹp văn hóa đã tồn tại hơn 400 năm qua, từ thời chúa Nguyễn. Ngày hội này thu hút rất nhiều du khách đến xem và tham dự.
Giữ gìn nét văn hóa của Hội Vật làng Sình
Lễ hội vật ở làng Sình thường chỉ diễn ra trong một ngày và có hai phần chính: phần lễ, phần hội. Ở phần lễ, các cụ trong làng sẽ làm nghi lễ vái tạ Thành Hoàng ở đình làng Lại Ân. Ở phần hội, các đô vật được phân chia theo lứa tuổi, thắng 3 trận sẽ vào vòng chung kết. Người tham gia đấu vật không nhất thiết phải là người địa phương mà du khách cũng có thể đăng ký đấu vật.
Làng Sình đang là địa điểm du lịch mới lạ, thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm. Du lịch làng Sình chắc chắn sẽ đem lại cho bạn những trải nghiệm mới mẻ và độc đáo. Bài viết trên đây Tam Giang Lagoon đã chia sẻ đến bạn những trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở làng Sình, nếu có dịp đến Huế đừng bỏ lỡ ngôi làng này bạn nhé.