Đan Viện Thiên An – “Đà Lạt ẩn mình” trên vùng đất cố đô

Ngoài A Lưới – nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thu nhỏ” trong lòng xứ Huế thì đâu đó trong thành phố còn có một nơi được nhiều du khách ví von là “Đà Lạt ẩn mình” trên đất Cố Đô. Địa danh đó mang tên Đan viện Thiên An – nằm ẩn mình trên đồi thông, có không khí mát mẻ cùng lối kiến trúc đậm chất Á – Âu, đã trở thành một địa điểm sống ảo cực đẹp thu hút nhiều du khách khi đến với Huế.

1. Đan viện Thiên An ở đâu ?

Sở hữu vẻ đẹp tựa “Đà Lạt” thơ mộng cùng lối kiến trúc Á Đông đặc sắc, Đan viện Thiên An là điểm đến hoàn hảo cho những ai yêu thích du lịch tâm linh huyền bí. Nơi đây hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm an nhiên nhưng đầy thú vị.

Đan viện Thiên An tọa lạc tại xã Thủy Bằng, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế. Do nằm tách biệt giữa rừng thông cộng với khung cảnh lãng mạn, khí hậu mát mẻ nên đan viện từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch Huế được nhiều bạn trẻ “săn lùng” và khám phá.

2. Cách di chuyển đến Đan viện Thiên An

Đan viện Thiên An cách trung tâm thành phố Huế chừng 10km. Để đến đây, du khách chỉ cần đi theo con đường Hoài Thương, tới đường Lê Ngô Cát – đường Minh Mạng – đường Khải Định là đã tới nơi.

Ở đây có khu vực gửi xe nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm bắt đầu cuộc hành trình chinh phục Thiên An Huế. Từ đây, sẽ có 2 lối đi lên: lối đi bậc thang và lối đi dốc. Theo kinh nghiệm du lịch Thiên An của dân phượt chính hiệu, bạn nên đi lên bằng bậc thang và đi xuống bằng lối đi dốc để không bỏ lỡ bất kỳ một góc nào nơi đây.

3. Lịch sử hình thành Đan viện Thiên An

“Thiên An” có nghĩa là sự bình an của trời, vùng đất này gắn liền với những giai thoại đặc biệt. Xuất hiện lần đầu tiên từ năm 520, Dòng Biển Đức được thành lập bởi thánh Biển Đức. Năm 1935, Đan viện Biển Đức đầu tiên của Việt Nam chính thức được xây dựng tại Đà Lạt. Tới tháng 4 năm 1938, cha Dom Romain Guilauma được cử sang Việt Nam để tiếp quản đan viện ở Đà Lạt. Sau một thời gian sinh sống tại đây, ông nhận thấy Đà Lạt là vùng đất hiếm ơn gọi. Do đó, năm 1940 ông cùng đan sĩ của mình xây dựng một đan viện khác tại đồi Thiên An, Huế với tên gọi đầy đủ là Đan viện Biển Đức Thiên An.

Đan viện Thiên An tọa lạc trên đỉnh đồi cao nhất thuộc một quần sơn rộng 60 ha với khoảng 140 ngọn đồi chồng gối lên nhau. Đường vào Đan viện phải đi qua rừng thông rộng lớn và con dốc cao, phía bên Đan viện còn có hồ Thủy Tiên xinh đẹp.

4. Khám phá vẻ đẹp kiến trúc giao thoa Đông Tây của Đan viện Thiên An

Không gian yên tĩnh và thanh tịnh của đan viện chắc chắn sẽ khiến nhiều du khách thích thú. Đan viện nằm giữa rừng thông hoang vu trên đồi, quanh năm gió ngàn reo mang tới không gian trong lành và thoáng đãng. Đến với Đan viện Thiên An, du khách vừa có thể tìm hiểu thêm nhiều thông tin về đạo Công giáo, chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi rừng, quan cảnh thơ mộng cùng khí hậu mát mẻ như Đà Lạt trên đất Huế.

Du khách leo hết lối cầu thang là đến khu khuôn viên chính của Đan viện. Hiện lên trước mắt du khách là một khu vườn rất rộng, những ảnh tượng trang trí bên ngoài cùng với đó là lối kiến trúc đậm chất uy nghi của Thiên Chúa giáo, phảng phất nét tinh tế, thanh tao của phong cách Á Đông.

Đáng chú ý nhất chính là một tòa tháp cao nằm bên phải nhà nguyện. Thoạt nhìn không khác gì mấy chùa Thiên Mụ, tòa tháp khiến không ít người thắc mắc rằng liệu đây là một ngôi chùa hay một đan viện. Điều này tạo nên sự khác biệt “có một không hai” của Đan viện.

Trong chiến tranh, tu viện đã bị hủy hoại nhiều lần. Mãi đến sau năm 1975, tu viện mới được khôi phục và mở rộng trở lại. Năm 1994, tu viện Thiên An sở hữu một kiến ​​trúc độc đáo như nơi ẩn dật ngày nay, tòa tháp và nhà nguyện. Nhà thờ nằm ở chính giữa Đan viện, phía bên phải là nhà nguyện, phía bên trái là tòa tháp cao vút. Giữa sân được trang trí bởi nhiều loại cây xanh, hoa cỏ khác nhau, tô điểm cho vẻ đẹp cổ kính và hòa hợp thiên nhiên của nơi này. Du khách đến đây có thể thỏa sức check in, bỏ túi vô vàn bức ảnh với nhiều góc chụp xịn xò.

Bên trong nhà nguyện nhìn rất đơn giản mà không kém phần tôn nghiêm. Tượng Chúa Jesus đóng đinh trên thập giá làm từ gỗ được treo chính giữa, hai bên là hai hàng ghế dành cho các đan sĩ ngồi đọc kinh, còn phía dưới là ghế dành cho khách hành hương cùng ngồi. 

5. Những lưu ý khi đến Đan viện Thiên An

  • Đường đi lên Đan viện Thiên An Huế không dễ tìm nên bạn có thể sử dụng Google Map để di chuyển
  • Đừng quên sạc pin điện thoại, mang theo máy ảnh để sở hữu những bức hình thật xịn xò trong không gian đậm chất Á Đông.
  • Đây là một công trình tôn giáo nên bạn cần chú ý lời nói, di chuyển nhẹ nhàng để không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
  • Lựa chọn trang phục kín đáo để hợp với khung cảnh uy nghiêm nơi đây.
  • Không được vứt rác bừa bãi, ảnh hưởng đến cảnh quan trong đan viện.

Sự bao bọc và điểm xuyến của cây xanh đã khiến cho Đan viện Thiên An như chốn thanh tịnh hoàn hảo cho những ai muốn tĩnh tâm. Bầu không khí yên tĩnh, gió thổi vi vu, mùi hương của thiên nhiên hòa quyện vào tiếng chim hót líu lo, tiếng chuông vang vọng khiến con người quên đi những muộn phiền, những áp lực trong cuộc sống. Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng bỏ qua địa này nhé.