Nhã nhạc cung đình Huế – di sản văn hóa vùng đất cố đô, đây là loại nghệ thuật mang đậm âm hưởng của âm nhạc dân gian Việt Nam. Nhã nhạc cung đình Huế mang một âm điệu đặc trưng thể hiện tâm hồn và bản sắc của dân tộc và đã trở thành biểu tượng của linh hồn xứ Huế nói riêng và là niềm tự hào của đất nước Việt Nam nói chung. Hãy cùng Tam Giang Lagoon khám nét độc đáo của kiệt tác nghệ thuật này nhé!
1. Giới thiệu về nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là thể loại âm nhạc có nguồn gốc lâu đời trong nền lịch sử, văn hóa dân tộc và thường được phục vụ trong cung cung đình vào các dịp lễ quan trọng như Đại Triều, Thường Triều, Tế giao, Tế miếu,…
Trải qua chặng đường lịch sử, nhã nhạc cung đình đã trở lại loại hình dành riêng cho tầng lớp quý tộc, nhạc có lời hát thanh tao, quý phái, là biểu tượng cho quyền quý và sự thịnh vượng của triều đại nên rất được các vua chúa triều Nguyễn coi trọng.
Ngày nay nhã nhạc cung đình Huế ngày càng phát triển theo từng bước nhằm mục đích giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc, giúp cho nền văn hoá dân tộc Việt Nam ngày càng phát triển và được các quốc gia trên thế giới đón nhận. Đây chính là niềm tự hào của xứ Huế nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.
Vào năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại. Sự vinh danh này đã góp phần tạo nên sự độc đáo, hấp dẫn riêng của thành phố Huế mộng mơ.
2. Lịch sử hình thành và phát triển
Theo sử sách ghi chép lại, nhã nhạc cung đình Huế có một quá trình hình thành và phát triển qua các triều đại. Loại nhạc này được hình thành từ thời nhà Lý – Trần, được gìn giữ, phát huy và đạt đỉnh cao vào triều Nguyễn.
2.1 Lịch sử hình thành qua các triều đại phong kiến
Vào thời Lý: đây là giai đoạn nhã nhạc cung đình vừa bắt đầu hình thành, ở giai đoạn này nhã Nhạc có lời hát tao nhã, điệu thức cao sang được coi là biểu tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh và quyền lực của quân chủ phong kiến.
Vào thời Lê: dưới thờ nhà Lê, thể loại nay được dành riêng cho giới quý tộc, kết cấu dần chặt chẽ, phức tạp và quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết. Cũng từ triều Lê, nhã nhạc được phân định ra nhiều thể loại riêng biệt như: Giao nhạc, Đại triều nhạc, Miếu nhạc, Đại yến nhạc, Thường triều nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc,… Tuy nhiên, vào cuối thời kì nhà Lê, nhã nhạc có phần suy yếu, nhạt phai do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Vào thời Nguyễn: Đây là thời kì nhã nhạc cung đình phát triển đỉnh cao, được tổ chức rất bài bản. Vào thời kì này, nhã nhạc cung đình được xây dựng với hàng trăm nhạc chương. Giai đoạn này là tiền đề cho sự phát triển loại hình nghệ thuật này qua các thế hệ về sau.
2.2 Sự phát triển nhã nhạc cung đình hiện nay
Trải qua dòng thời gian lịch sử, nhã nhạc cung đình Huế vẫn được gìn giữ và phát huy văn hóa bản sắc dân tộc. Hiện nay, nhã nhạc được biểu diễn dưới nhiều hình thức như dàn nhạc, ca chương, bài bản, vũ khúc và được biểu diễn tại các dịp lễ hội lớn như Festival Huế, lễ hội Phật giáo, lễ hội dân gian, âm nhạc thính phòng…
Ngoài ra, nhã nhạc còn được biểu diễn trong các nghi thức ngoại giao, biểu diễn phục vụ khách du lịch và người dân địa phương nhằm quảng bá hình ảnh du lịch đặc sắc của xứ Huế mộng mơ đến với quốc tế.
3. Nét đặc sắc của nhã nhạc cung đình Huế
3.1. Sự chỉnh chu qua cách biểu diễn
Nhã nhạc cung đình Huế có sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ. Mỗi nghệ sĩ đều phải duy trì sự tập trung cao độ để trình diễn theo đúng nghi thức cung đình.
Để biểu diễn tiết mục nhã nhạc cung đình, cần phải kết hợp giữa những loại nhạc cụ sau:
- Huyền nhạc gồm 26 nhạc cụ
- Đại nhạc gồm 42 nhạc cụ
- Ti trúc tế nhạc gồm 8 nhạc công và 8 ca sinh
Với đa dạng các loại hình khác nhau nên sẽ tạo ra những âm hưởng đặc trưng riêng khi kết hợp các loại dụng cụ này.
Trang phục: Theo phong cách cổ trang ngày xưa trang phục nhã nhạc rất phong phú với nhiều kiểu dáng, màu sắc, họa tiết khác nhau. Nhằm tạo sự thu hút, hấp dẫn cho người xem, trang phục được đầu tư rất kỹ lưỡng phù hợp cho từng bản nhạc trước khi trình diễn trước mặt các du khách.
3.2 Giá trị nghệ thuật của nhã nhạc cung đình Huế
Nhã nhạc cung đình Huế là di sản văn hóa phi vật thể, đây không chỉ đơn thuần là một thể loại nhạc mà còn mang giá trị nghệ thuật nổi bật. Ở đây nhã nhạc kết hợp với múa cung đình Huế rất phong phú, đa dạng, nhã nhạc bao gồm các điệu long, ly, quy, phượng, múa đèn hoặc múa quạt, đây là kiểu kết hợp vô cùng tuyệt vời mang theo âm hưởng dân gian.
Ngoài ra, nhã nhạc cung đình Huế phần nào nâng cao tính thống nhất và kết hợp của các nhạc cụ Việt Nam. Trong các loại hình âm nhạc truyền thống ở Việt Nam, Nhã nhạc Cung đình Huế xứng đáng mang tầm vóc quốc gia do sự tinh tế và trang nhã của nó.
4. Xem nhã nhạc cung đình Huế ở đâu
Hiện nay, ở Huế có 2 nơi tổ chức biểu diễn:
- Nhã nhạc Cung đình Huế trên sông Hương:
Đây là địa chỉ quen thuộc được nhiều du khách lựa chọn để thưởng thức Nhã nhạc cung đình Huế. Du khách sẽ mua vé lên thuyền rồng, dạo quanh sông Hương thơ mộng và thưởng thức Nhã nhạc cùng các thể loại âm nhạc khác do các nghệ sĩ biểu diễn.
Giá vé: 100.000Vnđ/khách
Thời gian: 18:00, 19:00 hoặc 20:00
- Nhà hát Duyệt Thị Đường:
Là nhà hát nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế khi được xây dựng đã hơn 200 năm dưới triều đình nhà Nguyễn. Chính vì vậy, khi du khách đến đây xem Nhã nhạc Cung đình Huế, bạn sẽ cảm nhận chân thật về một không gian diễn xướng cổ nhất tại Việt Nam. Đây cũng từng là nơi biểu diễn Nhã nhạc Cung đình cho các vị vua chúa, quan thần triều đình ngày xưa.
Giá vé: 200.000Vnđ/Khách
Thời gian: 10:00 – 10:40 và 15:00 – 15:40
5. Những điều cần lưu ý khi xem nhã nhạc cung đình Huế
Để thưởng thức một buổi biểu diễn trọn vẹn, bạn cần lưu ý những điều sau đây nhé:
- Khung giờ biểu diễn là cố định nên hãy sắp xếp thời gian phù hợp và đến đúng giờ để không bỏ lỡ bất cứ phút giây nào nhé.
- Tránh gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến chất lượng buổi biểu diễn cũng như những người xung quanh nhé.
Vậy là Tam Giang Lagoon đã giới thiệu đến bạn “món ăn tinh thần” của xứ Huế. Nếu có dịp ghé thăm, hãy đến và thưởng thức nhã nhạc cung đình Huế – thưởng thức âm hưởng dân gian, cùng hòa mình vào những nốt nhạc trầm bổng. Đây nhất định sẽ là một trải nghiệm thú vị dành cho bạn ở vùng đất cố đô đấy!