Đại nội Huế – Chốn cung đình triều Nguyễn

Huế được nhiều người biết đến như là một thành phố trầm mặc, chậm rãi, thơ mộng với những khung cảnh lãng mạn, thơ mộng. Thứ làm nên khung cảnh thơ mộng đó chính là Đại nội Huế – chốn cung đình xưa cũ của Triều Nguyễn. Đại nội Huế là một công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính, chắc chắn bạn không thể bỏ qua khi đến với mảnh đất cố đô này!

Đại nội Huế

Đại Nội Huế là một phần trong quần thể di tích Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử, kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn, tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993.

Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Đại Nội Huế có quá trình xây dựng kéo dài trong nhiều năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, bên cạnh đó là khối lượng đất đá khổng lồ lên đến hàng triệu mét khối.

Đến thăm quan quần thể di tích Đại Nội Huế, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế. Với vẻ đẹp tráng lệ và kiến trúc cung điện đắc sắc, bạn chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú trên hành trình thăm quan Đại Nội.

Hoàng thành Huế

Hoàng Thành Huế bao gồm nhiều khu vực như khu vực phòng vệ, khu vực cử hành đại lễ, khu vực miếu thờ,… được đặt giữa một không gian thiên nhiên đẹp hài hoà của những hồ nước, vườn hoa, cầu đá, hòn đảo và cây cối xanh tươi toả bóng mát. Hoàng thành có 4 cổng được đặt ở 4 mặt, trong đó cổng chính lớn nhất và có kiến trúc đẹp nhất là cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn Huế

Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)… Ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại cửa Ngọ Môn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Câu ca dao sau đây xuất hiện khi có cửa Ngọ Môn:

” Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu

1 lầu vàng 8 lầu xanh

3 cửa thẳng 2 cửa quanh… “

Tuy phải trải qua nhiều mưa bom bão đạn, sự ăn mòn của thời gian Cổng Ngọ Môn vẫn tồn tại theo thời gian và đã trở thành một kiệt tác kiến trúc cổ xuất sắc!

Điện Thái Hòa

Điện Thái Hòa là một biểu trưng quyền lực của Hoàng triều nhà Nguyễn. Nằm trong khu vực Hoàng thành, Điện Thái Hoà cùng Sân Đại Triều Nghi từng là nơi diễn ra các buổi thiết triều quan trọng của triều đình.

Cung điện được xây theo lối trùng thiềm điệp ốc và được chống đỡ bằng 80 cột gỗ lim được sơn thếp và trang trí hình rồng vờn mây – một biểu tượng về sự gặp gỡ giữa hoàng đế và quần thần đúng như chức năng vốn có của ngôi điện.

Cung Diên Thọ

Trong nhiều cung điện trong Hoàng thành Huế, Cung Diên Thọ là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất ở Huế còn lại cho đến ngày nay. Cung Diên Thọ Huế sở hữu kiến trúc cung điện tầm cỡ, quy mô, là nơi ở của các Hoàng thái hậu, Thái Hoàng thái hậu triều Nguyễn. Đây là một trong những công trình độc đáo, nổi bật nhất của Đại Nội Huế.

Tử cấm thành

Không gian kiến trúc Hoàng thành và Tử Cấm thành có mối liên quan chặt chẽ với nhau về sự phân bố vị trí của các công trình dựa theo chức năng sử dụng. Tử Cấm thành nằm trong lòng Hoàng thành, cả hai vòng thành này với một hệ thống cung điện ở bên trong thường được gọi chung là Hoàng cung hay Đại Nội.

Tử Cấm thành là nơi sinh hoạt của vua cũng như là hoàng triều nhà Nguyễn. Trong Tử Cấm Thành, có hơn 50 công trình kiến trúc với quy mô đa dạng khác nhau, tiêu biểu phải kể đến Điện Cần Chánh (nơi vua thiết triều và tổ chức yến tiệc), Điện Càn Thành (nơi vua ngủ nghỉ), Thái Bình Lâu (nơi vua thư giãn, đọc sách), Tả Vu & Hữu Vu,…

Tham quan Đại Nội Huế nên đi tháng mấy?

Mùa xuân ở Huế

Dù không rõ rệt nhưng ở Huế vẫn có chút nét đẹp của mùa xuân rất thơ mộng và trữ tình như chính nàng thơ nơi đây vậy. Mùa xuân ở Huế thường kéo dài từ tháng 1 đến cuối tháng 3, thời tiết lúc này mát mẻ, dễ chịu. Vào thời điểm này những luồng gió lạnh vừa rời xa dòng sông hương mộng mơ thì lúc này cũng là lúc Huế trở nên dịu nhẹ, căng tràn sức sống cùng với thiên nhiên mùa xuân. Cây cỏ cũng dần đâm chồi nảy lộc, những con đường ngập đầy hoa, tô đậm vào bức tranh mùa xuân xanh mơn mởn.

Mùa có lễ hội ở Huế

Từ tháng 4 đến tháng 5 là khoảng thời gian được chuộng nhiều hơn. Bởi thời gian này sẽ diễn ra lễ hội Festival Huế. Festival ở Huế được tổ chức hằng năm, được biết là lễ hội lớn và đặc sắc nhất ở Huế cũng như khu vực miền Trung là một trong những lễ hội lớn nhất ở Việt Nam. Những bộ áo dài màu tím thướt tha trong lễ hội Festival Huế mang nét đẹp nàng thơ.

Bạn có cơ hội khám phá, trải nghiệm những nét văn hóa của Huế, trong đó có Lễ hội Festival Huế này cũng là dịp hội tụ hàng loạt các hoạt động nghệ thuật, chương trình giải trí đặc sắc. Festival Huế diễn ra cũng là thời khắc Đại Nội Huế cũng như toàn thành phố được khoác lên mình một lớp áo rực rỡ, lộng lẫy đầy sắc màu. Tấm áo mới này của Huế không khác gì cung điện hoàng gia khi được trang trí những chiếc đèn lồng, đèn điện đủ màu sắc.

>>> Gợi ý khách sạn có chất lượng cao cho bạn thuận tiện nghỉ dưỡng khi đến Huế: https://dulichdaibang.com/booking-khach-san-resort-mien-trung/?diem-den=hue