Tổ đình Từ Hiếu – Miền an lạc chốn thiền môn xứ Huế

Là một ngôi chùa với lịch sử hình thành từ lâu đời, mang theo câu chuyện cảm động về cảm động về đạo hiếu từ thời xa xưa, chùa Từ Hiếu còn được nhiều người yêu thích bởi cảnh quan, những nét kiến trúc mang đậm chất Huế xưa, đem lại cảm giác an yên, tịnh tâm khi bước chân đến đây. Ở bài viết sau đây, cùng Tam Giang Laggon khám phá ngôi cổ tự này nhé!

1. Đôi nét giới thiệu về chùa Từ Hiếu

  • Chùa Từ Hiếu nằm ở đâu?

Chùa Từ Hiếu nằm ở thôn Dương Xuân, ẩn sâu trong một khu rừng thông rộng lớn. Đây được xem là một trong những ngôi chùa huế cổ nhất xây từ thời nhà Nguyễn nên sở hữu kiến trúc rất độc đáo, khác biệt.

Bên cạnh đó, chùa còn khiến du khách bị mê hoặc bởi khung cảnh đậm chất thơ, không khí rất mát mẻ. Đặc biệt, mỗi mùa trong năm, nơi đây đều sở hữu nét đẹp riêng nên du khách có thể ghé thăm chùa bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, vào tháng 7 âm lịch hàng năm, chùa thường đón rất nhiều Phật tử trẻ ghé thăm, làm lễ cảm ơn cha mẹ nhân mùa Vu lan báo hiếu rất náo nhiệt nên bạn hãy cân nhắc tới chùa Từ Hiếu trong thời gian này.

  • Lịch sử hình thành chùa Từ Hiếu

Nguyên sơ của chùa Từ Hiếu là một Thảo Am được làm bằng tre, lợp tranh do hòa thượng Nhất Định lập nên vào năm 1843 để nuôi mẹ già. Câu chuyện được tương truyền rằng, thời xưa khi mẹ của tổ sư Nhất Định bị ốm nặng, ông thường xuyên chống gậy vượt đèo dốc để bắt cá, mua thịt về bồi dưỡng cho mẹ. Người thường nhìn thấy vậy liền kỳ thị ông cho rằng tu hành mà lại ăn mặn nhưng ông đều bỏ ngoài tai. Cho tới khi vua Tự Đức biết chuyện, phái hẳn người xuống điều tra thì rất cảm động trước câu chuyện phụ tử nên năm 1848 đã cho mở rộng thành chùa Từ Hiếu như ngày nay.

Thời gian sau đó, ngôi chùa còn là nơi rất nhiều quan thái giám của triều đình chọn là địa điểm an dưỡng sau khi về già. Bởi không khí cũng như cảnh quan tại đây quá tuyệt vời, phù hợp để an dưỡng và thư giãn. Chính vì vậy, chùa còn có một tên gọi khác là chùa Thái Giám.

  • Cách di chuyển đến chùa Từ Hiếu

Do chỉ nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km nên du khách có thể di chuyển dễ dàng bằng xe máy, ô tô cá nhân hoặc taxi đến chùa Từ Hiếu. Bạn hãy đi men theo hết con đường Điện Biên Phủ. Sau đó, rẽ vào đường Lê Ngô Cát, rồi chạy một đoạn sẽ thấy biển chỉ dẫn để đi tới chùa.

2. Tham quan chùa Từ Hiếu – ngôi cổ tự lâu đời của vùng đất cố đô

  • Chiêm ngưỡng kiến trúc của ngôi chùa cổ kính

Xây dựng từ thế kỉ XIX, ngôi chùa ảnh hưởng rõ nét kiến trúc từ thời phong kiến. Những chi tiết rồng phượng được chạm khắc tỉ mỉ, phần hiên, cột chùa và mái ngói cũng được thêm vào nhiều hình tượng biểu tượng tạo nên một vẻ ngoài cực kỳ ấn tượng.

Chùa Từ Hiếu nằm khuất mình giữa rừng thông bát ngát, có khe nước uốn quanh, tạo nên phong cảnh hữu tình. Lấy chữ “Khẩu” để xây thành, cấu  trúc ngôi chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là điện thờ Phật, sau là Quảng Hiếu Đường, hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lại lịch sử hình thành qua từng giai đoạn.

  • Ghé thăm nghĩa trang “đặc biệt” của các vị thái giám triều nguyễn

Điều khiến du khách không ít tò mò, chính là nghĩa trang, đây là nơi an nghỉ của 24 vị thái giám triều Nguyễn. Theo như lời xưa kể rằng, Ngôi chùa được tu sửa, xây dựng nhờ vào sự giúp đỡ của một vị thái giám có tên là Châu Phước Năng, là người có số phận bất hạnh, không có người thân khi về già, ông kêu gọi các vị thái giám trong triều đình đóng góp mở rộng Thảo Am, để sau này khi chết còn có nơi thờ tự, hương khói. Vì thế, sau này các thái giám khi chết được chôn ở một ngọn đồi nhỏ bên cạnh chùa Từ Hiếu.

  • Gặp gỡ thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sau khi tham quan chùa, du khách có thể sẽ có cơ hội gặp gỡ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Đây là một trong những vị thiền sư đã tu hành tại chùa lâu nhất. Sau một khoảng thời gian sống ở Thái Lan, thầy Thích Nhật Hạnh về chùa Từ Hiếu vào năm 2018 và quyết định an dưỡng tại đây.

Với địa thế đẹp, yên tĩnh, thoáng mát, trái ngược với cuộc sống xô bồ của chốn thành thị, nên vào các ngày nghỉ chùa đón được lượng khách lớn đến tham quan, dã ngoại. Nếu cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống thì chùa Từ Hiếu là nơi giúp bạn tịnh tâm, thanh thản, cùng hòa mình vào chốn thiên nhiên yên bình, thoải mái để quên đi những phiền muộn, âu lo.