Phá Tam Giang – Địa điểm ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp

Phá Tam Giang là nơi được mệnh danh là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á. Vậy bạn đã biết Phá Tam Giang ở đâu chưa? Phá Tam Giang liệu có đẹp không? Ở đây có những món ngon nào?

Cùng Tam Giang Lagoon khám phá đầm phá lớn nhất Đông Nam Á này nhé!

Phá Tam Giang ở đâu?

Phá Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai. Diện tích phá Tam Giang khoảng 52 km², trải dài khoảng 24 km theo hướng tây tây bắc-đông đông nam từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của thành phố Huế và hai huyện Phong Điền, Quảng Điền thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Tọa độ trung tâm phá khoảng 16°37′55″B 107°28′19″Đ. Phá Tam Giang là một phá lớn của Việt Nam, chiếm khoảng 11% diện tích đầm phá ven bờ của cả nước.

Lịch sử phá Tam Giang Huế

Bạn có thắc mắc tại sao gọi là phá Tam Giang, phá Tam Giang nghĩa là gì? Phá Tam Giang với cửa Thuận An và sông Hương là thủy lộ chính lên kinh thành Huế nên ngày xưa ai thượng kinh đều phải vượt phá. Tuy là đầm nhưng vì có sóng nên ca dao có câu:

Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biết nhanh tranh họa đồ
Thương em anh mấy cũng vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang…

Giải thích: Phá Tam Giang là nơi giao điểm của các con sông, cửa ra biển hẹp nên có nhiều vùng nước xoáy, sóng to gió lớn dễ gây lật thuyền nên thuyền bè không dám qua lại. Sau này quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng đã cho lính cải tạo mở rộng cửa và đáy phá nên các tai nạn đã thuyên giảm đáng kể.

Giá vé tham quan phá Tam Giang Huế

Khi đến tham quan phá Tam Giang bạn sẽ không mất phí nhưng để có một chuyến tham quan phá Tam Giang trọn vẹn và mang tính trải nghiệm cao thì du khách có thể chọn các hình thức như thuê đò hay chèo SUP. Hiện nay các bạn trẻ đang có xu hướng lựa chọn bộ môn thể thao chèo SUP trên phá Tam Giang, vừa có thể ngắm phá Tam Giang một cách chân thật nhất vừa có thể rèn luyện sức khỏe cho bản thân.

>>> Xem thêm: Tour trải nghiệm chèo SUP trên phá Tam Giang

Phá Tam Giang ở đâu? Đường đi phá Tam Giang Huế thế nào?

  • Tuyến 1: Từ đường Lê Duẩn (gần Đại Nội Huế) bạn đi thẳng rồi rẽ trái vào đường Huỳnh Thúc Kháng, đi thẳng tới làng cổ Bao Vinh thì theo biển chỉ đường đi đến thị trấn Sịa. Từ thị trấn Sịa, bạn theo hướng dẫn chỉ đường để đi đến bến đò Cồn Tộc. Ở đây, bạn có thể lên đò đi tham quan phá Tam Giang;
  • Tuyến 2: Từ trung tâm thành phố Huế, bạn theo đường đi ra bãi biển Thuận An. Từ đây, bạn hỏi người dân đường ra quốc lộ 49B, đi thẳng sẽ thấy biển chỉ tiếp đi tới cầu Tam Giang và phá Tam Giang.

Hoàng hôn và bình minh diễm lệ ở phá Tam Giang Huế

Nếu chỉ có một ngày ở Huế, bạn có thể đến đây vào buổi chiều hôm trước để kịp ngắm hoàng hôn rồi ngủ lại đến sáng hôm sau và chiêm ngưỡng bình minh lên trên phá Tam Giang. Đây sẽ là trải nghiệm không thể nào quên trong hành trình khám phá bản đồ du lịch Huế của mọi du khách

Đầm Chuồn phá Tam Giang ở đâu?

Đầm Chuồn là một địa điểm check-in sống ảo nổi tiếng ở Huế. Vào mỗi thời điểm trong ngày, đầm chuồn lại khoác lên mình những vẻ đẹp riêng, khi thì bình yên, lãng mạn khi thì rực rỡ, hút mắt. Về đầm Chuồn khoảng tháng 4 – tháng 7, bạn sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nức của mùa đánh bắt thủy hải sản và tham gia vào lễ hội Tổ làng Chuồn ngày 15 – 17/7 âm lịch vô cùng đặc sắc.

Làng Bích Họa Ngư Mỹ Thạnh

Từ một làng quê ngư nghiệp bên phá Tam Giang (Thừa Thiên – Huế), thông qua ý tưởng xây dựng làng bích họa như một dự án cộng đồng, những ngôi nhà của người dân ở Ngư Mỹ Thạnh đã được khoác lên nhiều bức tranh tường đầy màu sắc.

Đến với phá Tam Giang bạn nhất định phải ghé thăm ngôi làng Ngư Mỹ Hạnh này ít nhất một lần, chiêm ngưỡng những bức họa do chính tay các bạn trẻ và các họa sĩ trong và ngoài nước thiết kế.

Làng chài Thái Dương Hạ phá Tam Giang ở đâu?

Đến phá Tam Giang, bạn đừng quên ghé qua làng chài Thái Dương Hạ. Ngay từ đầu bến, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh khu chợ nhộn nhịp trên phá với những chiếc thuyền nhỏ buôn bán đủ thứ hàng hóa. Chiều về, nơi đây lại nô nức đón những chiếc ghe thuyền trở về sau một ngày đánh bắt thủy – hải sản.

Đến Thái Dương Hạ, du khách còn có thể ghé thăm đình làng Thái Dương Hạ với kiến trúc uy nghi, cổ kính; chùa Trấn Quốc – ngôi chùa đẹp và cổ nhất phá Tam Giang,…

Rừng ngập mặn Rú Chá – phá Tam Giang ở đâu?

Nếu bộ nhớ điện thoại đã bị đầy hình ảnh đầm phá Tam Giang thì bạn nên “dọn dẹp” một chút để còn có chỗ cho những bức ảnh check-in siêu chất tại rừng Rú Chá. Đây là một khu rừng nguyên sinh hoang sơ với hệ thống sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng.

Ghé thăm nơi đây, du khách sẽ được tận hưởng những phút giây thư giãn trong không gian thoáng mát, yên bình giữa màu xanh ngắt của các loại cây ngập mặn như sú, mắm, vẹt,… Và cũng như biển Thuận An Huế với nguồn hải sản phong phú, rừng Rú Chá có rất nhiều đìa nuôi tôm cá đủ để làm hài lòng mọi du khách đam mê ẩm thực.

Đi đâu, ăn gì luôn là câu hỏi thường gặp khi bạn muốn đi du lịch phải không nào? Thiên nhiên luôn ban tặng cho con người những thứ tốt đẹp nhất, khi đến với phá Tam Giang bạn sẽ được thưởng thức những món ăn ngon từ hải sản – đặc biệt là các loại hải sản đặc trưng của vùng đầm phá rộng lớn nhất Đông Nam Á này.

Chính người dân xứ Huế còn có câu hát “Cá Tam Giang là cá vua ăn” ý chỉ vị ngon của các loại tôm, cá nơi đây. Những loại cá ngon nức tiếng ở đầm phá Tam Giang là cá dầy, cá dìa, cá hanh, cá mú, cá nâu, cá đối, cá vược, cá kình,… Các món ăn tuy dân dã nhưng lại mang đậm phong vị hương đồng cỏ nội, gần gũi và đong đầy tình cảm của người Huế thân thiện, mến khách.

>>> Xem thêm: Nơi lưu trú khi tới Huế